Khi sự cởi mở và nhanh chóng song hành
Điều này dễ thấy được trong các mối quan hệ “instant crush”. Chắc hẳn ai trong đời cũng trải qua ít nhất một lần như vậy. Như trong chuyện tình cảm, một vài người thương mến nhau, cùng sẵn sàng cởi mở, chia sẻ thì lúc đó hàm lượng Oxytoxin trong người tăng cao. Họ thích được ở bên nhau, cười đùa, say mê lắm. Dường như mối quan hệ của họ còn làm những người xung quanh cảm thấy vui lây.
Nhưng họ sẽ quên rằng, trong một mối quan hệ lâu dài, những yếu tố “ngầm hiểu”: quan điểm sống, những khó khăn mà có thể 1 trong 2 người đang gặp phải dần lộ ra. Nếu không cẩn thận, đây sẽ là giai đoạn dễ dàng chuyển từ bạn thành thù nhất. Và nếu như không có một trái tim bao dung, họ sẽ rất khó có thể quay trở lại là bạn.
Lời khuyên cho mối quan hệ kiểu này đó là, đoản đao đứt đoạn nhưng lần cuối cùng phải rõ ràng. Thà hai người cho nhau một lần đau để cả hai còn kịp giữ lại niềm vui thuở đầu sẽ tốt hơn sự mập mờ, khó chịu mà sau giai đoạn “trăng mật” họ đã vô tình/ cố ý cho nhau. Trong một mối quan hệ, tính thắng-thua không quan trọng bằng đúng-sai. Vì vậy, hãy làm điều đúng đắn từ đầu.
Sự cởi mở và ổn định sẽ giúp bạn có nhiều ấn tượng khó phai
Có lẽ hai yếu tố này sẽ cần thiết hơn. Nhất là trong một xã hội quá thay đổi vì COVID-19: mọi người sống nhanh hơn, gấp hơn, lo lắng nhiều hơn. Vì vậy trong mối quan hệ, cởi mở là tốt. Nhưng cởi mở như thế nào cũng vô cùng quan trọng. Theo BK, sự ổn định là yếu tố quan trọng để mọi người từ từ hạ sự phòng thủ xuống với nhau. Và điều đó giúp mối quan hệ có thể bền chặt hơn.
Khi có sự ổn định, chúng ta không quan tâm những thói quen, sở thích của nhau dưới dạng “hình thức”. Cô ấy/anh ấy thích ăn gì chắc chắn đều có một câu chuyện/kỉ niệm đằng sau. Thật vậy, nếu chúng ta nhanh quá thì rất dễ rơi vào trạng thái “nhân danh”. Ví dụ bạn chỉ nhớ cô ấy thích ăn món này vì đang tán cô ấy, bạn tán thưởng thói quen của cô ấy mà chẳng hiểu gì cả. Sau này, sở thích thú vị ấy có thể chỉ là một kí ức nhạt nhẽo. Nhưng bạn còn nhạt nhẽo hơn vì nhân danh là-người-quan-tâm tới bạn gái kia, trong khi, liệu người ta có cần?
Sự ổn định quan trọng ở chỗ, nó là đại diện cho lí trí. Chúng ta đã lớn, có nhiều trách nhiệm trên vai. Vì vậy, ổn định là thứ vừa nuôi dưỡng tình cảm, vừa là thứ phanh hãm giúp chúng ta một mối quan hệ bền chặt hơn. Sau đại dịch COVID-19, tôi thích yếu tố này trong mọi thứ quan hệ. Đơn giản vì buôn có bạn, bán có phường, ít nhất BK cũng không muốn mất SB (quán cafe to to bên cạnh) nữa đâu :D
Sự nhanh chóng & ổn định, không hề đối lập, nhưng đã đau thì tới tột cùng
Vấn đề là khi không có sự cởi mở, sự nhanh chóng và ổn định rất dễ biến thành FWB J) đó là mối quan hệ dựa trên lợi ích cá nhân nhiều hơn. Thực sự khi nguồn lực bị hạn chế đi rất nhiều, việc kết nối bằng nguồn lực của nhau cũng không hề sai pháp luật. Nhưng đạo đức thì có chứ? Gần đây tôi có xem bộ phim với ý tưởng rằng: người vợ không chia sẻ quá khứ từng đi rót rượu & có quan hệ ngoài luồng với người khác cho chồng biết, và đến khi chuyện vỡ lở và người chồng không chấp nhận quá khứ ấy thì quá muộn rồi.
BK không bàn nhiều tới sự quá thái của bộ phim, chỉ nêu ra quan điểm để thông cảm hơn cho người chồng – người bị “mọc sừng” từ cô vợ của mình.
Anh ta gần như suy sụp tinh thần khi biết được quá khứ của vợ. Mặc dù ở hiện tại thì vợ không làm gì có lỗi với anh. Câu chuyện này đang bị thiếu đi sự cởi mở và rõ ràng. Vì sao ư? Mỗi người chỉ nhìn thấy một mặt của vấn đề. Người chồng gần như ngã quỵ vì một vấn đề thường xuyên xảy ra trong hôn nhân. Đó là sự “kỳ vọng”. Đây không phải là một sự “sụp đổ niềm tin” mà là một sự “sụp đổ kỳ vọng”. Kỳ vọng bản chất là ảo ảnh, là “mộng” mà chúng ta tự vẽ ra cho đối tượng mà thôi. Bản chất của “kỳ vọng” cũng là tham & ích kỷ. Chúng ta có thể thấy người chồng ích kỷ nhưng lại vẫn thấy anh ấy có gì “đúng đúng” vì dù sao người vợ trong quá khứ cũng không hẳn là đúng. Cô cũng bị vật chất hấp dẫn mà. Nhưng người trong cuộc như anh chồng vẫn đang bị loay hoay trong mộng cảnh mà chính mình tạo ra. Rào cản để anh ta vượt qua sự việc này chính là “bản ngã”, “cái tôi ích kỷ” của anh ấy. Khi anh ấy biết dùng đến “trái tim bao dung” của mình với vợ, lúc đó anh ấy mới thoát được khỏi mộng cảnh do chính mình tạo dựng nên. Lý trí đôi khi chính là kẻ dối lừa đáng sợ nhất. Ấy thế mới có câu: “hàng trăm cái lý không bằng một tí cái tình”.
Và BK cũng là một nhóm người vẫn cùng nhau ôn lại những kỉ niệm bên li café đắng đót và vẫn cố gắng “ổn định” là đủ rồi.